Chụp ảnh đường phố là một kiểu chụp ảnh dễ gây nghiện, khiến nhiều người đam mê nhiếp ảnh cảm thấy gắn bó khó rời. Sức hấp dẫn của nhiếp ảnh đường phố đến từ sự tinh tế và giản dị, khiến người chụp ảnh lẫn người chiêm ngưỡng đều phải sống chậm lại để thưởng thức chúng. Vậy làm cách nào bạn có thể chụp được những bức ảnh như thế? Hãy đọc bài viết dưới đây để làm quen với những kỹ thuật chụp ảnh đường phố nâng cao, các bí quyết để chụp ảnh đường phố theo những cách ấn tượng nhất!
Biểu hiện khuôn mặt và cử chỉ
Khi chụp ảnh người mà chỉ chụp lúc họ đang đi dạo phố, đứng hay ngồi một chỗ thì không đủ. Để nâng cao tay nghề cũng như nét đặc sắc trong bộ ảnh của bạn thì bạn cần chụp cả biểu cảm khuôn mặt hay động tác cơ thể của họ. Chúng ta sẽ thấy sự khác biệt của từng bức ảnh của từng đối tượng thông nét mặt và cử chỉ của họ nó làm toát lên cái hồn thực.
Nếu bạn là người mới, chỉ vừa tập tành chụp ảnh thì cần chú ý điều này. Tập trung vào ánh mắt và cách họ thể hiện bằng cơ mặt. Tương tự như vậy bạn sẽ quan sát được một người thể hiện bản thân họ qua động tác của từng bộ phận cơ thể như thế nào.
Sự không hoàn hảo
Hơi nghịch lý, nhưng vẻ đẹp của nhiếp ảnh đường phố nằm ở những thứ không hoàn hảo. Bạn không cần cố gắng làm mọi cách để có được một bức ảnh hoàn hảo. Một bức ảnh bị nhiễu hạt, bố cục hơi lệch một tí, ánh sáng không đạt chuẩn, chụp ảnh người lạ … tất cả những điều đó đều mang lại cảm giác chân thật hơn cho người xem. Bạn có thể áp dụng nhiều thiết bị kỹ thuật tiên tiến để chụp ảnh đẹp nhất, tuy nhiên hãy nhớ rằng: làm chủ những điều không hoàn hảo chính là một kỹ thuật nâng cao trong chụp ảnh đường phố và là nét đẹp riêng đặc trưng của loại hình này.
Vùng lấy nét
Điểm lấy nét thì học rất đơn giản nhưng rất khó điêu luyện và cũng không thể giải thích tường tận bằng văn bản (nếu có người hướng dẫn trực tiếp thì dễ dàng hơn). Về cơ bản, bạn cần phải điều chỉnh điểm lấy nét bằng tay, không thể phụ thuộc vào chế độ lấy nét tự động của máy. Điều tốt là kiểu lấy nét này cho phép bạn chụp những bức hình rất sắc nét. Mục tiêu chính là lấy nét trước cho máy ảnh với những khoảng cách cố định.
Tôi thường chọn khoảng cách từ 24m đến 30m. Đây là khoảng cách ổn định nhất mà tôi hay chọn để chụp ảnh. Và khi đối tượng đã đi vào vùng lấy nét của bạn, bạn có thể nhấn shutter (màn trập) mà không sợ lãng phí thời gian lấy nét.
Tôi thường chỉ lấy nét tại vùng 35mm và rộng hơn, mặc dù thỉnh thoảng tôi tăng lên đến 50mm vào những ngày trời sáng. Lý do là vì khi bạn phóng càng to, thì càng lấy được độ sắc nét của đối tượng chụp. Điều này lại trở nên khó khăn khi vùng lấy nét nằm ngoài 50mm. Nếu bạn không đo lường được khoảng cách chính xác thì sẽ không lấy được nét ổn định.
Sẽ dễ dàng hơn khi bắt đầu dưới ánh nắng mặt trời bởi vì độ dài tiêu cự là 35mm hoặc dài hơn và khẩu độ f/11, f/6; sẽ có một độ sâu khá lớn. Do đó nếu bạn chưa lấy được nét thì đối tượng chụp ra vẫn rất sắc nét. Bạn có thể nghiên cứu thêm về vùng lấy nét trong điều kiện tối hơn và khẩu độ sẽ lên tới f/2. Tôi biết sẽ hơi phức tạp, nhưng bạn nên dành thời gian để thử bởi vì nó sẽ giúp kỹ năng chụp ảnh của bạn nâng cao rất nhiều.
Khi vùng lấy nét tại khẩu độ nông hơn, bạn vẫn có thể di chuyển vòng lấy nét mà không cần nhìn. Và nếu bạn đã lấy nét trong khoảng cách khoảng 30m, nhưng đối tượng đã xuất hiện cách đó 15m, bạn cũng có thể di chuyển tiêu điểm đến khoảng cách đó theo bản năng. Đây là đỉnh cảo của kỹ năng lấy nét nói riêng và kỹ năng chụp ảnh đường phố nói chung và tất nhiên sẽ mất rất thời gian để bạn luyện tập.
Nội dung và ý tưởng cho nhiếp ảnh đường phố
Bước khó khăn nhất đối với nhiếp ảnh đường phố chính là tìm ra điều gì bạn thực sự muốn chụp. Bạn muốn gì từ những bức ảnh đó và bạn muốn chúng trông thế nào? Nếu bạn nhìn kĩ những tác phẩm của bất kỳ nhiếp ảnh gia đường phố chuyên nghiệp nào, sẽ thấy sự nhất quán được thể hiện trong ảnh của họ. Tính nhất quán này sẽ theo họ đến cả cuộc đời làm nhiếp ảnh đường phố, hoặc sẽ thay đổi theo từng phần công việc khác nhau.
Khi bạn chụp hình càng lâu, bạn sẽ bắt đầu hiểu những thứ mà bạn đã vẽ ra trong đầu. Và bạn sẽ bắt đầu xem nhiều loại ảnh mà bạn bị thu hút cũng như sẽ tìm kiếm chúng trong lúc bạn chụp ảnh. Hãy nghĩ về những điều mà bạn muốn thể hiện trong bức ảnh của mình! Thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt được ngay ý tưởng lớn, nhưng cũng thường mất rất nhiều thời gian.
Sắp xếp theo thứ tự cũng rất quan trọng đối với nhiều nhiếp ảnh gia. Mặc dù đó không phải là khía cạnh cần thiết của nhiếp ảnh đường phố, nhưng đó là cách đặt chung các bức ảnh vốn không liên quan gì nhau để tạo nên câu chuyện dài hơn. Đó là lý do tại sao sách là thứ mô tả tốt nhất nhiếp ảnh đường phố.
Vì mỗi hình ảnh có tầm quan trọng và ý nghĩa, và khi được sắp xếp cùng những hình ảnh khác thì nó còn có ý nghĩa hơn thế. Kỹ thuật chụp ảnh đường phố đỉnh cao là khi bạn có thể kể một câu chuyện xuyên suốt với nhiều tầng ý nghĩa chỉ qua những tấm ảnh.
Chỉnh sửa hậu kỳ
Chỉnh sửa hình ảnh chính là một nửa cuộc chiến khi bạn trở thành nhiếp ảnh gia đường phố. Sau khi bạn mất khá nhiều thời gian để chụp một loạt hình ảnh, thì chỉnh sửa chúng chính là công việc kế tiếp của bạn. Bạn tìm kiếm các chủ đề và ý tưởng để thể hiện các bức ảnh của mình thêm phần xuất sắc. Khi bạn kết hợp những bức ảnh có nét tương tự nhau để tạo ra một câu chuyện chính là bạn đang phát triển phong cách ảnh vừa có hình thức lẫn nội dung.
Chưa kể, việc chỉnh sửa ảnh sẽ giúp bạn thoải mái trong lúc chụp ảnh vì mình cứ nghĩ: chụp hết đi đã rồi chỉnh lại sau. Ngoài ra, khi bạn chỉnh sửa hình ảnh, bạn rút ra kinh nghiệm cho những bức ảnh sau, vì thế kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Bạn nên sử dụng phần mềm Lightroom để hỗ trợ công việc của mình một cách tốt nhất và đặt những bức ảnh vào chung một chủ đề. Tìm kiếm sự nhất quán giữa các hình ảnh và sau đó tạo ra một bộ sưu tập cho chúng. Liên kết, thêm vào, loại bỏ và sắp xếp thứ tự cho bộ sưu tập đó. Có nhiều nhiếp ảnh gia đã tổ chức triển lãm bộ sưu tập với những khoảng khắc kỳ vĩ của thiên nhiên và tất nhiên những hình ảnh này đã xảy ra trong thực tế.
Chụp ảnh đường phố thường bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hiện thực và vô tình tạo ra một bức ảnh đường phố không đúng nghĩa. Tương tự, một bức ảnh đã qua chỉnh sửa quá tay cũng tạo cảm giác giả tạo, sẽ làm hỏng tunh thần của nhiếp ảnh đường phố. Bạn nên nhớ rằng đừng quá cầu toàn với hình ảnh. Hãy tiết chế vừa đủ để thể hiện đúng bản chất của nhân vật – đó mới là kỹ thuật nhiếp ảnh đường phố thượng thừa.
Lĩnh ngộ cái hay của những nhiếp ảnh gia khác
Bước cuối cùng chính là tìm hiểu các nhiếp ảnh gia đường phố khác. Đây là việc bạn nên làm từ khi chỉ mới cảm thấy hứng thú với chụp ảnh đường phố. Tìm hiểu những người đi trước để xem mình có phù hợp và có thể phát triển với loại hình nhiếp ảnh đường phố này không. Xem xét, nghiên cứu những tác phẩm của họ trong nhiều bối cảnh khác nhau từ thành thị, nông thôn đế vùng ngoại ô.
Tìm đọc những quyển sách được bố trí hình ảnh nhất quán để học hỏi. Đặc biệt chú ý đến công việc của các nhiếp ảnh gia đường phố mà có thể bạn sẽ không thích ở những phút đầu. Có nhiều người chỉ liếc nhìn họ mà không tìm hiểu sâu hơn.
Vấn đề của những bức ảnh đường phố chính là chúng thường rất khó sắp đặt, chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên, có thể không đúng với ý đồ của nhiếp ảnh gia đang cố dàn dựng. Hãy xem lịch sử và nơi ở của các nhiếp ảnh gia để hiểu họ hơn và cố gắng tìm ra những gì mà họ đang muốn truyền tải và bí kíp chụp ảnh đường phố ấn tượng ở họ!
Đôi khi bạn sẽ tìm thấy chính mình khi có cái nhìn khác hơn dành cho các đồng nghiệp. Việc tìm hiểu những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp xung quanh bạn sẽ giúp bạn có hướng đi đúng đắn cho việc bắt đầu một niềm đam mê hoặc chính là sự nghiệp của cả đời bạn – nhiếp ảnh đường phố.