Lần này tôi sẽ tập trung chia sẻ kinh nghiệm về bí quyết cài đặt máy ảnh để chụp ảnh chân dung ngoài trời đạt chất lượng tốt nhất. Với bài viết này tôi sẽ cố gắng đơn giản hóa các kĩ thuật để các bạn mới cũng có thể nắm bắt một cách dễ dàng về máy ảnh kỹ thuật số với dòng entry-level DSLR (dòng máy bán chuyên nghiệp)và bộ kit 18mm-55mm. Mời các bạn tham khảo ngay bên dưới.
Mời các bạn tham khảo cách thiết lập máy ảnh để chụp chân dung ngoài trời đẹp như ý muốn:
Cài đặt cơ bản cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm chụp ảnh cho người mới bắt đầu trước hết là thực hiện những cách cài đặt cơ bản sau:
- ISO: mức thấp nhất
- Chế độ phơi sáng: A/Av (ưu tiên mở khẩu độ)
- Cân bằng trắng: chỉnh “cloudy” (có mây) – 6250 Kelvin (Kelvin đơn vị đo lường nhiệt độ quốc tế – khoảng 23 độ C)
- Chế độ chụp khác (drive mode): cài đặt chế độ chụp liên tục
- Chế độ đo sáng: trung tâm
- Điểm lấy nét: vùng trung tâm
- Lấy nét tự động: chụp đơn
- Cài đặt nâng cao
- Tăng ISO nếu cường độ ánh sáng giảm
- Đo điểm sáng từ mặt đối tượng chụp nếu bạn sử dụng ánh sáng hỗn hợp hoặc đối tượng chụp được chiếu đèn từ phía sau tới.
- Ban có thể tăng ISO hoặc sử dụng thêm chân máy ảnh nếu f5.6 không cho bạn tốc độ màn trập ít nhất 1/125 giây.
1. Cách cài đặt điểm lấy nét trong kính ngắm
Đầu tiên, bạn tháo ống kính (chú ý bạn đang điều chỉnh tiêu cự vào điểm lấy nét chứ chưa tập trung vào hình ảnh). Sau đó điều chỉnh “diopter” (vòng điều chỉnh quang học cho mức độ thị lực khác nhau, nằm cạnh ống ngắm) để các điểm ấy nét tập trung rõ nét. Cuối cùng lắp lại ống kính.
Tất cả các thiết lập tối ưu đã sẵn sàng và giờ chỉ còn tìm kiếm đối tượng chụp nữa thui. Đây chính là các cài đặt cơ bản cho máy ảnh để thực hiện chụp ảnh chân dung một cách thuận lợi nhất.
2. Tập trung vào đôi mắt của đối tượng
Người ta thường bảo “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, vì thế bạn nên tập trung điểm ngắm vào đôi mắt để bức ảnh chân thật nhất. Sử dụng mắt như điểm lấy nét trung tâm, ấn giữ nút chụp một nửa sau đó bố cục lại ảnh theo ý đồ của bạn (dự tính luôn cả phần cắt bớt (crop) hình ảnh).
Đây cũng chính là bí quyết chụp ảnh chân dung ngoài trời đẹp của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nó không phải giải pháp tối ưu nhưng an toàn với các bạn mới.
3. Tập trung cao độ vào ánh sáng
Khi chụp ảnh chân dung , tốt nhất là bạn nên sử dụng ánh sáng không định hướng (do áng sáng khuếch tán), bởi vì sự thay đổi dần dần của bóng tối vẫn không làm hỏng bức ảnh. Ngoài ra, bạn nên hướng ánh sáng chạm mặt đối tượng chụp từ bên cạnh khoảng 45 độ theo chiều dọc và ngang.
Trước tiên hãy tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, chọn vị trí trong bóng mát của tòa nhà hay tại một gốc cây. Điều này sẽ giúp đối tượng chụp được chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán.
Nếu đối tượng chụp của bạn hướng về phía nguồn sáng, bức ảnh sẽ bị lóa sáng và mờ nhạt. Tất cả những thứ bạn cần làm là di chuyển đối tượng chụp hoặc bạn di chuyển góc máy lệch sang hướng khác để ánh sáng chỉ lướt qua khung ảnh. Bạn cần canh chụp để có một bên mặt sáng hơn bên còn lại. Trong trường hợp bạn không chụp ở những nơi có tòa nhà hay bóng cây thì bạn cần đến những tấm lưới, tấm phản chiếu để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp. Những vật dụng hỗ trợ này sẽ được đặt giữa đối tượng chụp và nguồn sáng giúp khuếch tán ánh sáng và mang lại hiệu ứng ánh sáng mềm hơn. Hoặc bạn có thể dùng đèn flash pop-up – bắt sáng vào mắt chủ thể cực tốt.
4. Tạo dáng chụp ảnh chân dung ngoài trời
Điều quan trọng nhất để đối tượng tạo dáng chụp ảnh chân dung đẹp chính là bạn phải tạo cho họ tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Điều này lại có chút khó khăn với các bạn mới. Nhưng không sao! Hãy tự nhiên trò chuyện với họ như những người bạn. Một cách tự nhiên, bạn hướng dẫn họ xoay người nghiêng 45 độ, sau đó quay lại sao cho hướng mắt lướt qua vai trái của bạn. Đây sẽ là một bức ảnh đầy năng lượng và giúp đối tượng chụp trông thon gọn hơn. Chỉ cần bạn giao tiếp tốt với họ, không khó để có được những bức ảnh chụp như mong muốn.
5. Lựa chọn tiêu cự phù hợp
Tiêu cự lý tưởng để thiết lập máy ảnh chụp ảnh chân dung là từ 80mm – 135mm, sử dụng tiêu chuẩn phim 35mm full-frame ( máy ảnh sử dụng cảm biến có cùng kích thước với khung phim chuẩn 35mm). Tức là, ống kính của bạn có độ dài 55 mm tương đương 86mm trong khoảng 35mm phim chuẩn (full – frame).
Sử dụng cài đặt tại 55mm sẽ giúp bạn chụp được đầu và vai của đối tượng chụp từ một khoảng cách vài chục mét nhưng không làm méo mó hình ảnh. Ngoài ra, nếu bạn muốn chụp nhiều cảnh hơn thì vẫn có thể sử dụng tiêu cự ngắn hơn nhưng phải đảm bảo khoảng cách cân bằng để tránh làm đối tượng chụp bị biến dạng.
6. Nguyên tắc bố cục ảnh chụp chân dung ngoài trời
Làm thế nào để cắt bớt phần dư thừa của một bức ảnh trong ống ngắm? Ảnh chụp đầu? Vai và đầu? 3/4 chiều dài (khá phổ biến) hay là toàn chiều dài? Với cả góc ảnh như thế nào? Có một kinh nghiệm chụp ảnh chân dung đẹp thế này, bạn hãy chụp ngang tầm mắt mặc dù đó không phải là giải pháp tối ưu nhất trong các tình huống nhưng nếu bạn chụp từ tầm mắt trở lên sẽ khiến đối tượng chụp trong dữ dằn.
7. Chế độ đo sáng
Đo sáng trung tâm là chế độ lý tưởng nhất để chiếu sáng phía trước và bên phải nhưng đèn nền có thể gây nhiễu khi đo. Hãy sử dụng một điểm trên khuôn mặt đối tượng chụp cho trường hợp chiếu sáng thế này.
Nếu bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng tự nhiên thì hãy kết hợp thêm chế độ phơi sáng hoặc tăng ISO khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh để bù sáng khi sử dụng chế độ chụp thủ công (manual). Nên tìm hiểu và thực hành chúng nhuần nhuyễn.
Trên đây là một số cách cài đặt máy ảnh để chụp chân dung ngoài trời, hi vọng sẽ hữu ích với các bạn. Chúng tôi rất mong được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu từ các bạn!